Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, "nút thắt" chính trong sản xuất nông nghiệp hiện nay

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, "nút thắt" chính trong sản xuất nông nghiệp hiện nay không phải vấn đề hạn điền mà là tìm đầu ra tiêu thụ nông sản bền vững.
"Tính ngược": Vấn đề thời sự đang được cả nước quan tâm nhất hiện nay là giá thịt lợn hơi giảm xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Lúc thấp nhất, giá thịt lợn hơi chỉ còn 15.000 đồng/kg, khiến người nuôi lợn thua lỗ nặng. Nguyên nhân do công tác quy hoạch chưa thật sát giữa cung - cầu, người dân liên tục tăng đàn nuôi.

Xem thêm: can ho florita garden

Nhiều ý kiến cho rằng hạn điền đang cản trở phát triển nông nghiệp hàng hóa P2
Theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tổng đàn lợn đến năm 2020 dự kiến có 600.000 con nhưng đến hết năm 2016 tổng đàn đã đạt gần 658.000 con. Đàn lợn phát triển nhanh, thị trường đầu ra phụ thuộc hoàn toàn xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, khi thị trường này dừng nhập khẩu, giá thịt lợn xuống rất thấp. Người chăn nuôi lâm vào cảnh nợ nần, bán cũng lỗ, nuôi cầm cự cũng không xong.

Người trồng vải Thanh Hà, Chí Linh vừa chạm niềm vui xuất khẩu thành công vải thiều sang Mỹ năm 2015 thì vụ thu hoạch vải năm 2016 không xuất khẩu được quả vải nào sang thị trường này. Nguyên nhân do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quả vải vượt ngưỡng phía đối tác quy định. Vải tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên giá có lúc hạ chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg. Vùng trồng su hào, bắp cải ở Gia Lộc, cà rốt ở Đức Chính (Cẩm Giàng), cà chua Thượng Đạt (TP Hải Dương), dưa lê Tứ Kỳ, quất Thanh Hà hay củ đậu ở khu C (Kim Thành) từng nhiều lần lâm vào cảnh mất giá.

Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mới đây, ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ được 20% sản phẩm nông nghiệp cho nông dân đã là thành công. Do vậy, câu hỏi đặt ra là 80% nông sản của bà con sẽ tiêu thụ ở đâu? Theo ông Phú, Hải Dương mới có một vài doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân được vài trăm ha lúa, rau màu và đây chỉ là mô hình mẫu. Ông Phú thừa nhận sẽ rất khó mở rộng mô hình này cho toàn bộ 20.000 ha rau vụ đông, 10.000 ha rau các loại, 20.000 ha hoa quả... mỗi năm.

Ông Đặng Văn Trình, nguyên Phó Giám đốc Thường trực Sở Nông nghiệp Hải Hưng, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng những năm qua, các cấp chính quyền của tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, đưa tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, bước đầu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá đủ sức cạnh tranh. Từ đó đã xuất hiện một số mô hình liên kết sản xuất lớn theo chuỗi hàng hóa nhưng còn rủi ro, thiếu bền vững. Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp hiện nay cần phải làm song song 2 việc, vừa phải tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, vừa phải tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp, tạo ra giá trị hàng hóa cao. "Tại sao chúng ta chỉ nhằm vào hạn điền mà không quan tâm đến đầu ra cho nông sản. Hai việc này phải song hành với nhau. Sản phẩm làm ra phải bán được. Vì vậy, hình thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải gắn liền với nhau bằng pháp lý", ông Trình phân tích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét