Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Nhiều ý kiến cho rằng hạn điền đang cản trở phát triển nông nghiệp hàng hóa

Nhiều ý kiến cho rằng hạn điền đang cản trở phát triển nông nghiệp hàng hóa, khiến nông sản của người dân làm ra rơi vào tình trạng "được mùa mất giá".
Song, thực tế lại chứng minh hạn điền không phải là "nút thắt" chính.

Xem thêm: du an florita garden

Thánh Tổ Huệ Pháp thiền sư (còn gọi là Tổ Sâu) là vị quốc sư có công xây dựng P2


Khó tạo đột phá: Kể từ sau “Đổi mới” năm 1986, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI năm 1988 (còn gọi là Khoán 10), nông nghiệp Việt Nam đã có bước đột phá mới. Hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật, đất đai được giao ổn định, lâu dài. Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ một nước thiếu lương thực đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới.

Bước sang giai đoạn hiện nay, mô hình kinh tế hộ với việc quản lý sử dụng đất nhỏ lẻ, manh mún không còn phù hợp với điều kiện phát triển nền nông nghiệp yêu cầu quy mô lớn, chất lượng hàng hóa cao, bảo đảm khả năng cạnh tranh. Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tập trung ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn để đưa máy móc vào đồng ruộng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyên canh để nâng cao năng lực, chất lượng, sức cạnh tranh của nền nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng” và vấn đề này tiếp tục khẳng định trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng.

Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1993 quy định hạn điền ở đồng bằng sông Hồng tối đa 2 ha, đồng bằng sông Cửu Long 3 ha. Luật Đất đai 2003 sửa đổi cho phép người dân được nhận hạn mức chuyển quyền sử dụng đất lên gấp đôi so với mức hạn điền. Luật Đất đai 2013 sửa đổi tiếp tục nâng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất lên không quá 10 lần mức hạn điền. Như vậy, ở đồng bằng sông Hồng được tích tụ tối đa 20 ha, ở đồng bằng sông Cửu Long 30 ha.

Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, cần phải xem lại mức hạn điền cũng như hạn mức chuyển nhượng được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 để tạo điều kiện về tính pháp lý cho người dân tích tụ ruộng đất làm ăn lớn. Nhiều nông dân đã tích tụ hàng trăm ha đất để làm nông nghiệp, điển hình như ông Võ Quan Huy ở Long An tích tụ 580 ha đất trồng chuối. Ở miền Bắc, những người nhận chuyển nhượng trên 20 ha chưa nhiều nhưng cũng bắt đầu xuất hiện.

Ông Võ cho rằng kể cả ruộng đất đã cơ bản được dồn lại, mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa như hiện nay, canh tác thuận lợi hơn trước nhưng nếu vẫn giữ lối làm ăn nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm thì sản xuất nông nghiệp khó tạo được bước đột phá. Chỉ khi nào tích tụ được ruộng đất để hình thành các mô hình tổ chức sản xuất lớn theo chuỗi giá trị cộng với thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì sản xuất nông nghiệp mới thực sự phát triển mạnh. Nói cách khác, doanh nghiệp phải đồng hành cùng nông dân trong nền sản xuất hàng hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, mở rộng hạn điền tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, đưa công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giảm giá thành để đủ sức cạnh tranh là yêu cầu tất yếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét