Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Thánh Tổ Huệ Pháp thiền sư (còn gọi là Tổ Sâu) là vị quốc sư có công xây dựng P2

Thầy pháp trừ sâu: Không chỉ có công lao lớn trong việc xây dựng, tôn tạo chùa Côn Sơn, Thánh Tổ Huệ Pháp còn được nhân dân địa phương nhắc tới với tư cách là một thầy pháp tài ba. Theo những ghi chép trong văn bia chùa Côn Sơn và tư liệu điền dã, sinh thời Thánh Tổ từng chu du khắp nơi, học được nhiều bùa phép của phái Mật Tông, nhất là tài “trừ hoàng trùng” (diệt trừ sâu bọ) bảo vệ mùa màng rất hiệu nghiệm.

Xem thêm: can ho florita garden

Thánh Tổ Huệ Pháp thiền sư (còn gọi là Tổ Sâu) là vị quốc sư có công xây dựng


Tương truyền, xưa kia việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân địa phương gặp nhiều khó khăn do sâu bệnh hoành hành. Nhân dân tìm nhiều phương cách để diệt trừ nhưng đều không hiệu quả. Thấy dân tình lao đao, cuộc sống khó khăn nên Thánh Tổ Huệ Pháp đã phát huy khả năng, kiến thức học được ở Thổ Phồn nghiên cứu ra bùa trừ sâu. Bùa được làm bằng gỗ thị, hình chữ nhật (kích thước 15 x 30 cm). Trên bùa vẽ các loại sâu và thần chú. Khi người dân đến xin bùa, trước tiên làm lễ xin phép ở ban thờ Phật. Tiếp đến lấy son mài thành mực và quết lên bảng gỗ in bùa, dùng giấy dó dán vào bùa. Bùa sau đó được đặt lên ban thờ Thánh Tổ làm phép rồi mới mang về nhà. Ngài dặn người dân muốn bùa linh nghiệm, đến giữa trưa (chính ngọ) thì đem bùa ra đặt ở đầu bờ ruộng (nơi hướng gió thổi xuôi). Ở giữa và bốn góc ruộng cắm cờ giấy theo ngũ hành (phía đông màu xanh, phía tây màu trắng, phía nam màu đỏ, phía bắc màu đen và ở giữa màu vàng). Người nông dân đứng trên bờ niệm chú theo hướng dẫn của Thánh Tổ, sâu bọ cứ thế tự nhiên theo nhau bò lên bờ mà chết. Kể từ đó, việc sản xuất của bà con luôn diễn ra thuận lợi, mùa màng bội thu. Nhân dân địa phương biết ơn Thánh Tổ Huệ Pháp nên vinh danh ngài bằng cái tên cụ Tổ Sâu.

Người dân quanh vùng hiện vẫn còn truyền miệng bài thơ: “Lặn lội sang nước Tầu/ Học cách diệt trừ sâu/ Khắc hình trên bản gỗ/ Giấy dó in hình sâu/ Phép phù bùa thuật chú/ Chính ngọ đặt bờ cao/ Sâu bò lên mà chết”.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Côn Sơn bị giặc Pháp tàn phá. Nhân dân chuyển tượng đi cất giấu, bản in bùa được mang về thờ ở miếu làng Trúc Thôn (phường Cộng Hòa). Sau đó miếu bị cháy nên bản in bùa cũng bị mất.

Là người có công lao to lớn trong xây dựng, tôn tạo chùa Côn Sơn và giúp dân diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng nhưng hiện nay việc tôn vinh, nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của ngài vẫn chưa được đầy đủ. Việc phục dựng tập quán, tín ngưỡng ở chùa Côn Sơn gắn với đời sống sản xuất nông nghiệp do Thánh Tổ Huệ Pháp sáng tạo từ thế kỷ thứ XVII chưa được khôi phục. Nếu những điều này được quan tâm thì kho tàng văn hóa phi vật thể tại di tích Côn Sơn sẽ càng phong phú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét