Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Do biến động về thị trường đã làm cho việc phát triển ngành chăn nuôi

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do biến động về thị trường đã làm cho việc phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn, giá lợn bán ra giảm mạnh, cung lớn hơn cầu, các hộ chăn nuôi lợn thịt, lợn giống không tiêu thụ được; nhiều khách hàng vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn đến nay gặp khó khăn trong việc trả lãi tiền vay và trả nợ gốc khi đến hạn.

Xem thêm: Shophouse Florita Garden

Ninh Bình có hơn 10 nghìn khách hàng là bà con nông dân và doanh nghiệp kinh doanh


Căn cứ Văn bản số 3091/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi lợn, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã ban hành văn bản đề nghị các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện các giải pháp tháo gỡ cho khách hàng vay chăn nuôi lợn.
Cụ thể: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với các khách hàng có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.
Căn cứ quy định hiện hành và khả năng tài chính của mình, các Chi nhánh Ngân hàng, tổ chức tín dụng xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác bao gồm cả miễn giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau,… nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Ninh Bình, một trong số các ngân hàng thương mại đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi lớn nhất với hơn 5.500 khách hàng vay nuôi lợn dư nợ 533 tỷ đồng.

Khi giá lợn xuống thấp, Chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trực tiếp làm việc với các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp nắm toàn bộ nợ gốc, nợ lãi, đánh giá lại tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khó khăn thời vụ, giá cả thị trường, đầu ra sản phẩm... từ đó có hướng tháo gỡ.
Lãnh đạo đơn vị cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Chi nhánh là tập trung thu nợ gốc trước, thu lãi sau và cơ cấu lại nợ cho những khách hàng thực sự khó khăn.
Đến nay, Chi nhánh đã cơ cấu lại nợ cho vay chăn nuôi hơn 249 tỷ đồng, bảo đảm cho các hộ chăn nuôi vẫn có thể duy trì nuôi lợn hoặc chuyển đổi sản xuất để có cơ hội trả cả gốc lẫn lãi.

Thực tế từ trước đến nay, trong quá trình cho vay, những khoản vay khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…) đều đã được các tổ chức tín dụng xem xét áp dụng các chính sách hỗ trợ do vậy nhìn chung chất lượng tín dụng đối với cho vay ngành chăn nuôi trên địa bàn Ninh Bình luôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét