Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Nhà nước cần có biện pháp mạnh để điều chỉnh chính sách

Nhà nước cần có biện pháp mạnh để điều chỉnh chính sách, tránh để đất đai bị biến thành hàng hóa với mục đích đầu cơ.
Việc tích tụ ruộng đất để có những cánh đồng rộng, những trang trại chăn nuôi quy mô lớn tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng là việc làm cấp bách. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo chính sách mới cần bảo đảm tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn nhưng cũng phải bảo đảm lợi ích của nông dân. Nhà nước cần có biện pháp mạnh để điều chỉnh chính sách, tránh để đất đai bị biến thành hàng hóa với mục đích đầu cơ.

Xem thêm: căn hộ Florita Garden Tân Phú

Tỉnh ủy đã có nhiều đổi mới trong tổ chức các hội nghị định kỳ P2


4 mô hình tích tụ ruộng đất: Hiện có 4 mô hình được cho là khả thi để tích tụ ruộng đất cho sản xuất hàng hóa lớn, gồm: Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân; nông dân cho doanh nghiệp thuê đất; nông dân góp đất theo hình thức cổ phần; chuyển nhượng đất hoàn toàn cho doanh nghiệp.

Ông Đặng Văn Trình, nguyên Phó Giám đốc Thường trực Sở Nông nghiệp Hải Hưng, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết với mô hình thứ nhất, người dân vẫn canh tác trên ruộng đất của mình, doanh nghiệp sẽ "bán" dịch vụ cho nông dân gồm quy trình sản xuất, cây, con giống... và bao tiêu sản phẩm với thương hiệu của doanh nghiệp. Khi đó, người dân được lợi hơn so với họ tự canh tác, còn doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ giá trị gia tăng đối với nông sản sạch mà người dân làm ra. "Với mô hình này, nông dân không sợ mất đất", ông Trình nói.

Đồng quan điểm với ông Trình, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho rằng mô hình  này đang áp dụng rất thành công ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Hiện rau, củ, quả của Đà Lạt đã có mặt ở nhiều thị trường nước ngoài như Singapore, Australia, Thái Lan... Thị trường trong nước, rau thương hiệu Đà Lạt có mặt ở hầu hết các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội... Với mô hình này, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp rất quan trọng. Hội Nông dân cấp xã phải phát huy tối đa vai trò của mình.
Thực tế cho thấy mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vụ vải thiều năm 2016, số lượng vải thiều xuất khẩu đi nước ngoài thấp hơn nhiều so với năm 2015, đặc biệt không xuất được sang thị trường Mỹ. Nguyên nhân do người trồng vải xuất khẩu chưa tuân thủ triệt để quy trình chăm sóc, dẫn đến chất lượng quả vải không đủ tiêu chuẩn. "Vai trò của Hội Nông dân cấp xã rất quan trọng, bởi chỉ có hội viên giám sát lẫn nhau thì mới mang lại hiệu quả cao. Các hội viên phải luôn nhắc nhau làm ăn thật thà thì mới phát triển bền vững", ông Võ nói.

Mô hình nông dân cho doanh nghiệp thuê đất đang được triển khai ở Hà Nam và đã từng xuất hiện ở Lâm Đồng cách đây gần chục năm. Với mô hình này, chính quyền thuê lại đất của người dân sau đó cho doanh nghiệp thuê để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, mô hình này khá tốt nhưng cũng gặp nhiều rủi ro vì người dân cho doanh nghiệp thuê đất kéo dài trong khi nhận tiền 1 lần. Trong khi xu thế giá đất ngày càng tăng khiến người dân sẽ chịu thiệt ở những năm cuối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét