Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Nhiều ý kiến cho rằng hạn điền đang cản trở phát triển nông nghiệp hàng hóa P2

Khuyến khích mô hình làm ăn lớn: Tuy "chiếc áo" hạn điền khiến nhiều nông dân làm ăn lớn đang vi phạm pháp luật nhưng chưa người dân nào bị Nhà nước "tuýt còi", thậm chí còn khuyến khích, coi đây là những mô hình đột phá để áp dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện nay. Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (Long An) tích tụ 580 ha đất để trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, mang lại lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Với diện tích trên, ông Huy đã tích tụ gấp gần 20 lần quy định nhưng tại một diễn đàn kinh tế mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến ông Huy như một gương nông dân điển hình.

Xem thêm: shophouse florita garden

Nhiều ý kiến cho rằng hạn điền đang cản trở phát triển nông nghiệp hàng hóa


Tại Hải Dương, ông Tạ Quang Sửa ở đường Trường Chinh, phường Thanh Bình (TP Hải Dương) thuê hơn 50 ha đất của người dân ở xã Hoàng Diệu (Gia Lộc) với giá 200.000 đồng/sào trong vòng 3 năm. Mới đây, ông Sửa còn thuê thêm 20 ha đất của người dân xã Gia Khánh (Gia Lộc). Toàn bộ diện tích trên, ông Sửa đã đầu tư máy cày, máy gieo thẳng, máy gặt, cải tạo đất, bước vào sản xuất vụ lúa đầu tiên. Vụ tới, ông sẽ tổ chức sản xuất lúa đặc sản, rau màu, trồng hoa và thả sen, nuôi cá. Ông còn ấp ủ tự chế hệ thống máy phun thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích lớn để phục vụ sản xuất. Theo quy định, ông Sửa nhận chuyển nhượng gấp 3,5 lần cho phép nhưng theo bà Lương Thị Kiểm, Trưởng Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hộ ông Sửa làm nông nghiệp quy mô lớn nhất tỉnh hiện nay. Sở khuyến khích những mô hình làm ăn lớn như ông Sửa để khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng hoang.

Không tích tụ được nhiều ruộng như ông Sửa nhưng anh Cao Văn Lâm ở thôn Văn Xá, xã Ngô Quyền (Thanh Miện) cũng thuê gần 18 ha ruộng của người dân xã Thúc Kháng (Bình Giang) để sản xuất lúa giống. Anh Lâm cho biết việc tích tụ ruộng đất là yêu cầu tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn hiệu quả hơn việc mỗi người chỉ cấy vài sào, thu vài tạ thóc/vụ. Gia đình anh duy trì canh tác trên cánh đồng này đã được 5 năm, mỗi năm thu lãi vài trăm triệu đồng.

Ngoài ra, Hải Dương còn hơn 20 cá nhân tích tụ và đầu tư sản xuất quy mô từ 5 - 20 ha. Chỉ vài năm nữa, quy mô tích tụ đất đai, đầu tư tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ta sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể đạt mức 100 ha. Chính sách nới hạn điền phù hợp với xu thế phát triển chung. Vấn đề tích tụ ruộng đất nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất.

Những mô hình tích tụ ruộng đất làm ăn lớn bằng việc liên kết hộ sản xuất rau, củ, quả tập trung tại vùng sản xuất vải thiều VietGAP ở Thanh Hà; hành, tỏi ở Kinh Môn; su hào, cải bắp ở Gia Lộc; củ đậu ở Kim Thành; cà rốt ở Cẩm Giàng... đang đem lại hiệu quả tương đối cao khi đầu ra được bảo đảm. Ở những nơi này, người dân làm tốt việc liên kết hộ thành những vùng có diện tích lớn để sản xuất một loại nông sản.

Với diện tích 3.500 ha, người dân huyện Kinh Môn đã trồng hành vụ đông thành vùng lớn cũng mang về nguồn thu tới 1.500 tỷ đồng mỗi năm. "Chúng tôi tuân thủ đúng thời vụ. Khi thu hoạch cũng phải đợi hành thật già mới dỡ", bà Mạc Thị Năm ở thôn Huề Trì, xã An Phụ cho biết. Vì vậy, hành ở Kinh Môn chắc củ, mã đẹp và có giá cao hơn so với hành các nơi khác.

Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, bài toán của ngành nông nghiệp hiện nay là làm sao nông dân phải tạo ra sản phẩm chất lượng, có công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại, đặc biệt là ổn định thị trường đầu ra. Người dân Hải Dương đã tìm nhiều cách để liên kết lại sản xuất vải thiều, hành, tỏi, cà rốt, ổi, na... nhưng thị trường đầu ra như "đánh bạc". Gặp may, thị trường Trung Quốc mua thì bán được giá, còn dừng khiến nông sản mất giá thê thảm. Do vậy, chính quyền địa phương cần làm tốt vai trò dẫn dắt nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi hàng hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét