Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Ninh Bình có hơn 10 nghìn khách hàng là bà con nông dân và doanh nghiệp kinh doanh

Hiện, Ninh Bình có hơn 10 nghìn khách hàng là bà con nông dân và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi lợn đang còn vay nợ tại các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân.
Trước những khó khăn của người chăn nuôi do giá lợn giảm mạnh thời gian qua, hiện các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới… cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhằm tạo điều kiện cho bà con duy trì chăn nuôi, chuyển đổi sản xuất để có cơ hội phục hồi kinh tế cho gia đình và trả nợ.

Xem thêm: giá bán căn hộ Florita Garden

UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà P2


Thực tế, để phát triển đàn vật nuôi, xây dựng các trang trại, gia trại, hầu hết người chăn nuôi đều phải vay vốn ngân hàng để đầu tư từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Ông Phan Văn Miền, xóm 4, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô là một ví dụ. Xây dựng chuồng trại nuôi gần 150 con lợn nái và hơn 100 con lợn thịt, ông Miền đã phải vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng.
Ông cho biết: Hiện nay giá lợn xuống thấp nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như trước kia 1 con lợn nái tốt bán được 10-15 triệu đồng thì nay chỉ được hơn 2 triệu.
Nhưng nếu không bán bớt đàn nái đi thì lợn con sinh ra cũng không có người mua nên vừa qua gia đình đã phải bán đi hơn 70 con nái.
Ông Miền tính toán: 50 con lợn nái còn lại, cộng thêm với số lợn giống chưa xuất bán được ông giữ lại để nuôi thành lợn thịt, chi phí riêng tiền thức ăn một ngày đã ngốn hơn 5 triệu đồng nên gia đình tiếp tục cần một khoản vốn không nhỏ để duy trì chăn nuôi.
Nếu bây giờ không được giảm lãi suất, gia hạn nợ để duy trì đàn lợn, gia đình khó có thể thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng theo đúng kỳ hạn.
Theo thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình, tính đến thời điểm 20/4/2017, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đạt trên 769 tỷ đồng, chiếm 1,27% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ ngắn hạn là trên 505 tỷ đồng, nợ trung hạn khoảng 263 tỷ đồng.

Số khách hàng vay vốn còn dư nợ là 10.447 khách hàng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, chỉ có 11 doanh nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện chưa phát sinh dư nợ tín dụng cho vay ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y.
Ông Hoàng Văn Thành, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình cho biết: Thực hiện các chính sách của Chính phủ, của ngành, của tỉnh về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, ngành Ngân hàng Ninh Bình đã mở rộng và tăng cường nguồn vốn cho vay, đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi.
Đưa ra các gói tín dụng ưu đãi cho nhiều đối tượng khách hàng lựa chọn; niêm yết công khai và từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn để người dân dễ tiếp cận vốn vay, qua đó, đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển ổn định, tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần giảm nghèo tại địa phương; hỗ trợ có hiệu quả việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét